Mùa hè đã về, những cái nắng oi ả khắp mọi nơi. Một cốc nước ép trái cây tươi ngon mát lạnh chính là thức uống bổ dưỡng xua tan nắng nóng. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị một chiếc máy ép trái cây nhỏ gọn cùng các loại quả tươi ngon và vài thao tác đơn giản là bạn đã có ngay những cốc nước ép mát lạnh rồi.
Tuy nhiên, mỗi chiếc máy ép đều có giá thành không nhỏ và việc sử dụng máy ép sao cho hiệu quả, bảo quản máy như thế nào để sử dụng được bền lâu thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn cho các bạn 4 bước cơ bản cần lưu ý khi sử dụng máy ép trái cây tại nhà.
Bước 1: Phải kiểm tra máy và nguồn cắm trước khi ép
Bước đầu tiên bạn nên kiểm tra lại thiết bị ép của bạn đã được lắp ráp chính xác như hướng dẫn sử dụng hay chưa? Chúng đã đúng khớp với nhau? Đảm bảo rằng các bộ phận khớp nhau để máy vận hành tốt.
Không những thế bạn cũng nên kiểm tra lại nguồn điện cắm máy ép. Hãy chắc chắn là nguồn điện không hở điện cà chỉ sử dụng máy khi khô ráo, sạch sẽ để tránh chập cháy điện.
>>> Xem ngay các loại Máy ép - vắt trái cây đang được bày bán tại Sơn Hùng: Máy ép trái cây tốc độ chậm Kuvings NS621R, Máy ép trái cây tốc độ nhanh PHILIPS HR1832, Máy vắt cam nhập khẩu Đức Steba ZP1,...
Bước 2: Lựa chọn các loại rau củ phù hợp
Bạn không nên chọn các loại trái cây mềm nhão như hồng xiêm, chuối, mít, mãng cầu,… để ép vì bã những loại rau củ, trái cây mềm này sẽ bít các lỗ nhỏ li ti trên lưới lọc, không cho ra nước ép. Bên cạnh đó các loại quả cứng cũng cần hạn chế ép vì điều này nếu kéo dài lâu có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy. Do đó, chúng ta chỉ nên chọn những loại hoa quả và rau củ có độ cứng vừa phải như táo, lê, cà rốt, bí đao, dưa hấu…
Bước 3: Chắc chắn rằng đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
Không phải tự nhiên khi một số chương trình quảng cáo sản phẩm đều có nhắc nhở bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Việc bạn đọc kỹ giúp bạn có thể sử dụng sản phẩm được đúng cách, hiểu được máy có những điểm gì cần lưu ý khi sử dụng, thông số, công suất của máy như thế có thể ép được như thế nào...
Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, các thông số trên máy để chọn loại nguyên liệu và hình thức ép phù hợp.
Trong khi xay:
Nếu không rất dễ gây ra tình trạng máy bị "quá tải" dễ bị kẹt máy và bã thải không kịp thoát ra bị giữ lại sẽ gây tình trạng nghẽn ép không ra nước hoặc ít nước.
>>> Xem thêm: Máy ép trái cây tốc độ chậm Steba E400, Máy ép trái cây tốc độ chậm Kuvings B6000, Máy ép trái cây tốc độ chậm Philips HR1880,...
Bước 4: Sau khi sử dụng xong cần vệ sinh máy ngay
Sau khi xử dụng nhiều bạn có thói quen để đó rồi rửa dọn thiết bị ép sau. Điều này thực sự cần thay đổi vì rất dễ làm máy mau hỏng và rỉ sét
Đối với các loại vỉ lọc máy ép trái cây sẽ nhanh rỉ khi bạn ngâm qua đêm hoặc để ngay nước éo thời gian dài không lấy ra. Trong trái cây thường có các loại axit hữu cơ sẽ làm cho vỉ lọc bị oxit hóa điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và giảm độ bền của máy.
Bên cạnh đó, nếu không vệ sinh máy ép ngay sẽ làm cho các bã quả và đường ngọt sẽ khô cứng và bám chặt vào các chi tiết máy, khiến khi sử dụng lần sau làm máy nhanh hỏng.
Vì vậy, bạn cần vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng là một việc làm rất cần thiết.
Qua đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp cho bạn bảo quản được các thiết bị máy ép của gia đình bạn được lâu bền hơn, sử dụng hiệu quả. Nếu bạn quan tâm một số sản phẩm máy ép giá tốt, chính hãng xin mời tham khảo ở đây: Máy ép trái cây!
Và các sản phẩm náy ép bán chạy của Sơn Hùng như: Máy ép hoa quả tốc độ chậm KoriHome JEK - 633, Máy ép trái cây tốc độ chậm Philips HR1897, Máy ép trái cây Philips HR1811,... hiện đang được bán với những mức giá cực ưu đãi cùng nhiều ưu đãi khác!
Copyright © 2009 - 2017. All Right Reserved by Son Hung
Đã đăng ký với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương