Các cách làm sữa chua ngon tại nhà

06-04-2016, 4:09 pm
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi cho hệ tiêu hóa nên được nhiều người thường áp dụng làm tại nhà. Cách làm sữa chua rất đơn giản nhưng để làm sữa chua ngon cần phải có bí quyết. Vì vậy,Sơn Hùng xin hướng dẫn bạn chi tiết cách làm sữa chua ngon nhất, đảm bảo thành công 100% nhé!
 
 
Sữa chua được mọi người biết đến với nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Tự học cách làm sữa chua tại nhà là một xu hướng đã xuất hiện từ rất lâu của các chị em nội trợ. Cách làm sữa chua tuy đơn giản nhưng chưa chắc ai làm cũng thành công bởi làm sữa chua ngon còn rất nhiều bí quyết. Do vậy, hướng dẫn bạn chi tiết một số cách làm sữa chua ngon nhất để bạn có thể linh hoạt áp dụng với điều kiện của gia đình mình.
 
Cách 1: Cách làm sữa chua ngon nhất từ sữa đặc và sữa tươi
 
Nguyên liệu
 
Với cách làm sữa chua ngon mịn ngất ngây này từ sữa đặc, bạn cần:
- 1 lít sữa tươi. 
- 1/2 hộp sữa đặc có đường (nếu thích ngọt thì bạn có thể cho nhiều sữa đặc có đường hơn) 
- 1 hộp sữa chua để làm men
Để thực hiện cách làm sữa chua ngon nhất, đầu tiên bạn khử trùng bằng nước sôi tất cả các dụng cụ. Tiếp đó lấy một cái âu to cho sữa tươi và sữa đặc có đường vào, ngoáy đều rồi cho vào lò vi sóng trong khoảng 4 - 5 phút.
 
Hoặc bạn có thể cho sữa lên bếp đun nóng già cũng được.
 

 

Để sữa vừa đun nguội còn hơi ấm ấm thì cho sữa chua mua sẵn làm men vào, ngoáy đều từ từ.
 
Chia sữa ra các hộp hoặc cốc nhỏ.
 
Cách ủ sữa chua:
 
Sữa chua có thể ủ bằng nhiều phương pháp, tùy thuộc vào những dụng cụ có sẵn trong căn bếp của bạn. mách bạn 5 phương pháp ủ sữa chua như sau:
- Phương pháp ủ sữa chua bằng thùng xốp: bạn xếp các hũ sữa chua vào thùng xốp, đổ cho nước sôi vào thùng xốp sao cho mực nước sôi trong thùng ngập 2/3 bên ngoài các hũ sữa chua. Sau đó bạn đóng thùng xốp lại. Thùng xốp có khả năng giữ nhiệt tương đối tốt nên bạn chỉ cần ủ khoảng 5 - 6 tiếng là sữa chua sẽ đông và có độ chua vừa phải . 
- Phương pháp ủ sữa chua bằng nồi thường: Bạn cho hũ sữa chua vào một chiếc nồi to, đổ nước nóng già đến miệng hũ sữa, dùng vung đậy nồi lại và để qua đêm. Thời gian ủ khoảng từ 5 đến 8 tiếng. Bí quyết để làm sữa chua ngon nhất là trong quá trình ủ bạn tránh va chạm vào nồi ủ. 
- Phương pháp ủ sữa chua bằng nồi cơm điện: Xếp lần lượt các hũ sữa vào nồi cơm điện, đổ nước nóng già khoảng 80 độ C đến 2/3 hũ rồi tiến hành ủ trong vòng 7 tiếng đối với mùa hè và 8 tiếng đối với thời tiết mát mẻ. 
- Phương pháp ủ bằng máy: Đơn giản, bạn chỉ cần đặt các hũ sữa chua vào máy rồi bật chế độ ủ. Thời gian ủ trong mùa hè là 6-7 tiếng còn trong mùa lạnh là 7-8 tiếng.
- Phương pháp ủ bằng lò nướng: Trước tiên, bạn bật lò nướng lên 200 độ C trong 15 phút rồi tắt lò đi. Sau khi đã chuẩn bị xong các hũ sữa chua thì bạn cho hũ vào lò, đóng cửa lò lại trong khoảng 4 đến 5 tiếng.
 
Sau khi ủ sữa sẽ đông đặc lại, lấy ra cho vào tủ lạnh là đã hoàn thành xong cách làm sữa chua ngon nhấtrồi đó. Để lạnh, sữa sẽ càng đặc và càng ngon hơn đấy nha!
 
 
Thành phẩm
 
Cách làm sữa chua ngon nhất cũng không quá khó nhỉ? Chỉ cần chút thời gian là bạn có món sữa chua mát lạnh cho mùa hè rồi. Đây tuy không phải là cách làm sữa chua đơn giản nhất nhưng bạn sẽ thấy chất lượng sữa chua thành phẩm xứng đáng với công sức mình bỏ ra ^^. Còn chần chừ gì mà không thực hiện tự làm một mẻ sữa chua thật ngon tại nhà để giải nhiệt cho mọi người trong những ngày nóng nực nhỉ?
 
 
Nếu bạn có nhiều thời gian thì hãy thường xuyên thực hiện cách làm sữa chua ngon nhất này để tạo ra những hũ sữa chua tươi ngon, tốt cho sức khỏe nhé. Ăn sữa chua thường xuyên sẽ giúp bạn có làn da mịn màng, tươi tắn nữa đó! 
 
Nếu không thích vị sữa đặc quá ngọt, bạn hoàn toàn có thể làm sữa chua bằng sữa tươi bằng công thức dưới đây. Tham khảo ngay cách làm sữa chua ngon nhất bằng sữa tươi nhé!
 
 
Cách 2: Cách làm sữa chua từ sữa tươi
 
Nguyên liệu
 
Có rất nhiều cách làm sữa chua tuy nhiên một trong những cách đơn giản nhất là làm sữa chua từ sữa tươi. Nào, cùng thực hiện cách làm sữa chua từ sữa tươi cùng chúng tôi nhé!
 
Với cách làm sữa chua này, bạn cần:
- Sữa tươi (loại chưa thanh trùng): 1 lít 
- Sữa chua có đường (loại trắng của vinamilk): 2 hộp 
- Đường tùy khẩu vị
Bước 1 : Để thực hiện cách làm sữa chua từ sữa tươi, đầu tiên bạn khử trùng tất cả các dụng cụ, đổ sữa tươi vào một chiếc nồi sạch. Bạn đun đến khoảng tầm 80 độ C (thấy sữa sôi hơi lăn tăn ở mép nồi) thì tắt bếp đi. 
Bước 2 : Bạn thêm đường cho vừa miệng nhưng chú ý đừng có ngọt quá nhé. Thông thường chúng ta sẽ cần khoảng 150-200g đường. 
Bước 3 : Tiếp đó, bạn cho 2 hộp sữa chua vào sữa tươi rồi nhẹ nhàng đảo đều. Bạn rót sữa chua và đầy các cốc đã chuẩn bị (nhớ đậy cả nắp nhé). 
Bước 4 : Bạn tiến hành ủ sữa chua. Tham khảo ngay 5 phương pháp ủ sữa chua chúng tôi đã gợi ý phía trên. 
Bước 5 : Sau khi ủ xong, bạn mang sữa chua bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 tiếng đồng hồ là đã hoàn thành xong cách làm sữa chua rồi đó.
Thành phẩm
 
Món sữa chua được làm từ sữa tươi này rất thơm ngon và có mùi vị chẳng khác gì ngoài hàng cả. Lúc ăn, bạn có thể thêm siro, hoa quả… hay bất kỳ nguyên liệu nào ưa thích để ăn kèm nhé! Ăn sữa chua vừa ngon, vừa thơm, ngậy béo bởi được làm hoàn toàn từ sữa tươi. Nếu nhà bạn gần các khu trang trại nuôi bò sữa, thì việc bạn mua được những chai sữa bò tươi là hoàn toàn dễ. Những nguồn sữa tươi sạch này giúp bạn có những hũ sữa tươi thơm ngon vô cùng.
 
 
Sữa chua có rất nhiều phương pháp chế biến. Và thời gian gần đây, các chị em rộ lên mốt học cách làm sữa chua từ lò vi sóng. Tham khảo ngay cách làm sữa chua từ lò vi sóng dưới đây do lamsao giới thiệu nhé!
 
Cách 3: Cách làm sữa chua bằng lò vi sóng
 
Nguyên liệu
 
Sữa chua còn có tên gọi khác là yaourt. Đây là món ăn vặt, món tráng miệng rất ngon và bổ dưỡng, rất tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da và chống lão hóa. Một hũ sữa chua ngon phải đảm bảo có độ cứng vừa phải, độ sánh mịn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua bằng lò vi sóng đơn giản mà không cần đến nhiều dụng cụ.
 
Với cách làm sữa chua này, bạn cần:
- 2 bịch sữa tươi không đường (loại 200ml) 
- 1 hộp sữa chua 
- 100ml sữa đặc 
- 5 hũ đựng bằng thủy tinh
 
Bước 1 :  Đầu tiên, bạn pha lẫn sữa đặc với 1 bịch sữa tươi rồi khuấy đều lên. Bạn cho sữa vào lò vi sóng. Bật lò ở mức công suất cao trong thời gian 5 phút. Khi hết thời gian, bạn sẽ lấy sữa ra ngoài nha.
 
 
Bước 2 : Tiếp theo, bạn rửa sạch hũ thủy tinh rồi cho vào lò vi sóng ở công suất cao trong khoảng 3 phút để tiệt trùng.
 
Bạn pha thêm bịch sữa tươi còn lại vào tô sữa đã hâm nóng (nhiệt độ sữa sẽ vào khoảng 40 đến 50 độ C). Bạn cho nửa hộp sữa chua vào rồi khuấy đều lên.
 
Lưu ý: Bạn phải khuấy thật đều hỗn hợp sữa để sữa chua tan hết nha, nếu khuấy không kỹ có thể làm món sữa chua thành phẩm bị nhớt đó.
 
Bạn múc hỗn hợp sữa chua này vào các hũ thủy tinh.
 
 
Bước 3 : Cuối cùng, bạn đặt hũ sữa vào lò vi sóng. Mở lò ở công suất trung bình thấp trong 1,5 phút. Cứ khoảng 1h30 thì bạn lại vặn thêm 1,5 phút để hâm nóng sữa.
 
Lưu ý: Trong quá trình ủ sữa chua, bạn tuyệt đối không đi chuyển hũ để tránh hiện tượng tách nước.
 
 
Bước 4 : Sau khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ thì bạn lấy sữa chua ra. Để sữa chua trong tủ lạnh từ 4 -5 tiếng là bạn đã hoàn thành xong cách làm sữa chua bằng lò vi sóng này rồi đó.
 
 
Thành phẩm
 
Sữa chua thành phẩm sánh mịn, đặc và để nghiên không đổ nghĩa là đã làm thành công. Ngày nay, lò vi sóng là thiết bị khá phổ biến trong căn bếp của những gia đình hiện đại. Bạn có thể sử dụng chiếc chính lò vi sóng của gia đình mình để tiết kiệm thời gian và công sức khi làm sữa chua. Cách làm sữa chua bằng lò vi sóng đơn giản, tạo ra thành phẩm rất ngon mà không hề cần dùng đến nhiều dụng cụ nấu ăn khác. 
 
 
* Một số vấn đề thường gặp khi làm sữa chua
 
1. Sữa chua bị nhớt
 
Sữa chua bị nhớt là hiện tượng sữa chua khi nhìn bên ngoài thì rất đặc, đôi khi có thể dốc ngược mà không bị đổ. Nhưng đến khi bạn dùng thìa xúc vào bên trong thì mới thấy sữa bị dính lằng nhằng với nhau, rất giống lòng trắng trứng. Lúc múc lên, miếng sữa chua không được tách rời ra mà có thêm một phần kéo theo (khá giống kiểu phô mai nướng trên pizza).
 
Nguyên nhân có thể là do:
- Men để làm sữa chua chưa hết lạnh và không được trộn vào sữa đúng cách 
- Ủ sữa quá lâu ở nhiệt độ không ổn định (thấp hơn nhiều so với mức cần thiết) 
- Sữa bị nhiễm khuẩn trong quá trình lên men: Kể cả dụng cụ được khử trùng đi chăng nữa nhưng nếu ủ sữa trong môi trường không sạch thì sau khi ủ khoảng 6 đến 10 tiếng, sữa vẫn có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường ủ và có hiện tượng nhớt. 
- Do hàm lượng protein trong sữa và do loại men: Bạn nên dùng sữa có lượng protein cao hơn một chút (hoặc có thể thêm sữa bột) để hạn chế hiện tượng nhớt.
2. Sữa có vị bột hoặc nhám
- Nếu bạn có sử dụng đến sữa bột thì hãy chắc chắn sữa bột được quấy tan hoàn toàn trong hỗn hợp sữa lỏng nhé. 
- Trong quá trình ủ sữa chua, sữa bị dịch chuyển nhiều hoặc lay động mạnh cũng làm ảnh hưởng đến độ mịn của sữa. 
- Bạn trộn men cái với sữa không đều.
3. Sữa bị tách nước
 
Sữa bị tách nước là hiện tượng xuất hiện một lớp nước màu vàng nhạt trên bề mặt sữa chua. Lớp nước này là điều khá bình thường và còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và bạn có thể uống được. Có một số nguyên nhân sau khiến lớp nước này xuất hiện:
- Nhiệt độ ủ sữa hơi cao quá 
- Xuất hiện sự lay động, xê dịch, quấy đảo sữa trong quá trình ủ 
- Do trong sữa có hàm lượng kháng sinh cao. Lượng kháng sinh này sẽ ức chế men sữa và hạn chế hoạt động của men nên cần thời gian lên men dài hơn và dễ tách nước.
4. Sữa không đủ chua
 
Trong trường hợp sữa đông nhưng chưa đủ chua thì bạn hãy tăng thời gian ủ lên để sữa chua lên men. Tuy nhiên, bạn không nên ủ sữa chua lâu quá vì nếu ủ lâu quá nó chua quá ăn mất ngon.
 
5. Sữa không đủ ngọt
 
Cần tương lượng sữa đặc hoặc cho thêm đường vào. Tốt nhất bạn nên cho thêm sữa đặc vì nó sẽ giúp tăng lượng protein trong sữa và có thể đông đặc tốt hơn nhiều.
 
6. Sữa không đông và không chua
- Chất lượng men kém: dùng men cũ, ít vi khuẩn men hoặc là vi khuẩn men hoạt động yếu. 
- Chất lượng sữa có vấn đề: sữa có chứa dư lượng kháng sinh cao làm ảnh hưởng đến hoạt động của men. 
- Do nhiệt độ ủ hoặc nhiệt độ sữa quá cao khiến men bị chết.
7. Sữa lỏng những chua nhiều và có thể bị nhớt
- Do lượng protein trong sữa thấp. 
- Nhiệt độ ủ không ổn định hoặc ủ quá lâu.
* Những lưu ý khi làm sữa chua:
- Không nên bỏ qua công đoạn khử trùng lọ để đựng sữa chua. Bạn chỉ việc đun sôi nước, thả các lọ dùng đựng sữa chua đã rửa sạch vào luộc để tiệt trùng (chỉ áp dụng với các lọ làm bằng thủy tinh/chịu nhiệt thôi nhé). Muốn nhanh hơn, bạn có thể dùng nước sôi tráng các lọ đựng sữa chua đã rửa sạch để diệt khuẩn nhé. 
- Bạn có thể thêm mùi vani hay hoa quả vào sữa chua nếu thích. Bạn cho vào cùng thời điểm với sữa chua cái. 
- Sữa chua thành phẩm sẽ chua hơn nếu để trong tủ lạnh lâu vì thế bạn hãy để ý khẩu vị của mình nha. 
- Sau khi ủ xong thì mang các lọ sữa chua để trong tủ lạnh có thể ăn liền hoặc để sau 3 ngày sau thì rất thơm ngon đó. Sữa chua sau khi làm bạn có thể ăn ngay và luôn hoặc kết hợp ăn với sinh tố hoa quả, hoặc dùng để làm trắng da (nên dùng sữa không đường) đều được cả.
Tin cũ liên quan
Tin mới
Cách lựa chọn bếp từ phù hợp với căn bếp nhà bạn Mẹo lựa chọn chảo chống dính Moneta chính hãng phù hợp Các dấu hiệu nhận biết khi nào bạn nên thay nồi cơm điện mới Kinh nghiệm chọn mua nồi cơm điện Cuckoo phù hợp với nhu cầu sử dụng Chọn máy ép trái cây loại nào tốt nhất 10 thức uống ngon tốt cho sức khỏe với máy làm sữa đậu nành Cách sử dụng máy xay sinh tố sao cho bền và an toàn nhất Cách sử dụng máy làm sữa chua đúng cách Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp tăng tuổi thọ máy Cách chọn quạt trần phù hợp với diện tích phòng

Liên hệ mua hàng: