9 sai lầm thường gặp khi sử dụng máy xay sinh tố

21-07-2017, 3:02 pm

Máy xay sinh tố là thiết bị gia dụng không thể thiếu trong căn bếp hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, bạn có thể mắc một số sai lầm làm máy xay hoạt động không hiệu quả và nhanh hư. Hãy cùng xem đó là những sai lầm gì nhé!

1.Không rửa máy ngay sau khi dùng

Sau khi xay thực phẩm xong, bạn thường không rửa máy ngay mà để rửa cùng chén bát. Thói quen này vô tình tạo ra môi trường tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát sinh, đồng thời làm thực phẩm bám chặt khiến cho việc vệ sinh máy xay sinh tố trở nên khó khăn hơn.

Vì vậy sau khi xay xong bạn nên đổ nước vào ngâm và rửa máy ngay để đảm bảo vệ sinh sử dụng.

Không ngâm máy xay sinh tố để rửa cùng chén bát
Không ngâm máy xay sinh tố để rửa cùng chén bát

2.Không rút ổ cắm điện

Đôi khi xay xong thực phẩm nhưng vì quá bận rộn làm những việc khác nên bạn quên không rút ổ cắm điện máy xay. Một số trường hợp, vô tình bạn nhấn phải nút khởi động gây vỡ máy hoặc lưỡi dao của máy vận hành rất nguy hiểm.

Lời khuyên tốt nhất là sau khi sử dụng và trước khi tháo lắp các bộ phận của máy xay sinh tố để vệ sinh, bạn cần rút ổ cắm điện ra trước nhằm đảm bảo an toàn.

Rút ổ cắm điện sau khi sử dụng máy
Rút ổ cắm điện sau khi sử dụng máy

3.Không kiểm tra máy trước khi bật

Đây cũng là sai lầm khi sử dụng máy xay sinh tố mà chị em nội trợ hay mắc phải. Việc chủ quan cho luôn thực phẩm vào máy mà không kiểm tra xem các bộ phận đã lắp ráp chính xác, trùng khớp hay chưa rất dễ làm máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy và cối máy xay không hoạt động hoặc cháy máy. Vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ máy trước khi sử dụng.

4.Để máy hoạt động liên tục

Hầu hết, các máy xay sinh tố thường thiết kế nút trộn tự động (nút nhồi) trước khi xay sinh tố hay thực phẩm nên điều chỉnh hoặc nhấn nút này từ 5-7 lần để trái cây hoặc thực phẩm tự trộn nhuyễn, sau đó tăng dần tốc độ từ nhỏ đến lớn.

Đặc biệt, khi cần xay nhiều thực phẩm, bạn chỉ nên dùng máy xay từ 30 giây - 1 phút rồi nghỉ khoảng 1 - 2 phút rồi mới sử dụng tiếp, nhất là khi máy bị nóng. Việc nhấn nút quá lâu sẽ khiến máy bị quá tải, dễ cháy mô tơ.

Nhấn nút quá lâu làm máy bị quá tải, dễ cháy mơ tơ
Nhấn nút quá lâu làm máy bị quá tải, dễ cháy mơ tơ

5.Xay nhiều loại nguyên liệu cùng lúc

Bạn muốn chế biến một hỗn hợp sinh tố thật đều và mịn nên cho tất cả nguyên liệu vào xay cùng một lúc? Đây quả thật là một quan niệm sai lầm vì máy xay sinh tố không thể xay đều các nguyên liệu có độ cứng khác nhau, ngoài ra còn làm lưỡi dao bị cong, gãy, máy dễ hỏng hóc.

Tốt nhất bạn nên cắt nhỏ nguyên liệu và bỏ lần lượt vào máy xay. Đồ cứng nên xay trước, dùng đúng lưỡi dao theo hướng dẫn, nước hoặc đá viên nên bỏ vào sau cùng để ước lượng được mức nước phù hợp. Với nguyên liệu có vỏ cứng nên lột hết vỏ rồi mới cho vào xay để hỗn hợp được mềm mịn, thơm ngon.

Xay cùng lúc nhiều loại nguyên liệu làm lưỡi dao nhanh hỏng
Xay cùng lúc nhiều loại nguyên liệu làm lưỡi dao nhanh hỏng

6.Xay chung đồ sống và chín

Việc xay thực phẩm sống và chín lẫn lộn vừa mất vệ sinh, vừa khiến người ăn vào có nguy cơ bị nhiễm khuẩn chéo, nhất là khi bạn chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, hoặc là xay đồ sống hoặc đồ chín, không gộp chung lại để xay.

Không gộp chung thực phẩm sống và chín để xay
Không gộp chung thực phẩm sống và chín để xay

7.Lạm dụng máy xay đa năng

Một chiếc máy xay sinh tố thường đi kèm nhiều lưỡi dao phù hợp với mỗi chức năng xay nhất định như xay sinh tố, xay khô, xay ướt... Tuy nhiên, việc lạm dụng máy xay đa năng để xay nhiều loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của máy. Chẳng hạn, bạn không nên dùng cối xay khô của dòng máy đa năng để xay cua vì sẽ làm cối nhựa bị trầy xước và lưỡi dao xay có thể bị mẻ.

Mỗi lưỡi dao chỉ phù hợp với 1 chức năng xay nhất định
Mỗi lưỡi dao chỉ phù hợp với 1 chức năng xay nhất định

8.Liều lượng chất lỏng không hợp lý

Lượng chất lỏng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xay và độ mềm mịn, hương vị của thực phẩm. Nếu bạn dùng lượng chất lỏng quá ít sẽ làm món sinh tố không được mịn, còn quá nhiều thì hỗn hợp xay sẽ bị loãng. Vì vậy bạn cần tính toán sao cho hợp lý, chỉ nên bổ sung nước hay sữa ở giai đoạn sắp hoàn thành để hỗn hợp không bị loãng, mất đi vị ngon, đồng thời kéo dài tuổi thọ thiết bị.

Đổ lượng nước vừa đủ để hỗn hợp không bị loãng
Đổ lượng nước vừa đủ để hỗn hợp không bị loãng

9.Vệ sinh sai cách

Cách vệ sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của máy xay sinh tố. Sử dụng tấm rửa bằng kim loại, chất tẩy rửa có tính ăn mòn và rửa xong bạn không lau khô máy sẽ khiến máy xay có mùi khó chịu, nhanh hỏng hóc.

Bạn cần dùng miếng ghẻ mềm, chùi rửa sạch các bộ phận của máy. Rửa cối xay dưới vòi nước và xúc mạnh để rửa sạch thực phẩm còn bám dính. Không tráng nước quá nóng rồi để cối trong tủ lạnh vì cối bằng nhựa giòn rất dễ nứt. Sau khi rửa sạch lấy giẻ mềm lau cối xay rồi hong chỗ thoáng mát hoặc đặt úp xuống.

Tin cũ liên quan
Tin mới
Hướng dẫn sử dụng Sưởi Stadler Form Anna Big 2.000W an toàn và bền lâu Cách lựa chọn bếp từ phù hợp với căn bếp nhà bạn Máy ép hoa quả bằng tay có tốt không? Nên sử dụng như nào cho hiệu quả. Chọn máy ép trái cây loại nào tốt nhất 10 thức uống ngon tốt cho sức khỏe với máy làm sữa đậu nành Cách sử dụng máy xay sinh tố sao cho bền và an toàn nhất Cách sử dụng máy làm sữa chua đúng cách Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp tăng tuổi thọ máy Máy làm sữa chua dẫn đầu xu hướng đồ gia dụng thông minh của thế kỉ 21. Tìm hiểu và Đánh giá máy ép hoa quả tốc độ chậm RANBEM RBM-615

Liên hệ mua hàng: